video

Thay dầu động cơ xe tải và những điều cần biết
Thay dầu động cơ xe tải và những điều cần biết

[tintuc]

Như các bạn đã biết thay dầu động cơ xe tải là một trong những việc bảo dưỡng để xe có thể vận hành tốt. Bạn chưa có kinh nghiệm về thay nhớt động cơ xe tải? Vậy thì hãy tìm hiểu ngay trong bài viết này! Mọi kiến thức cần thiết về nhớt xe tải sẽ được đề cập đầy đủ dưới bài viết này!

{tocify} $title = {Mục lục}

1. Dầu động cơ xe tải là gì? Dầu động cơ xe tải có tác dụng gì?

Dầu động cơ xe tải là loại dầu nhớt dùng để bôi trơn cho động cơ. Dầu động cơ gồm có hai thành phần chính là dầu gốc và phụ gia dầu động cơ. Phụ gia giúp dầu nhớt động cơ hoạt động hiệu quả hơn, có tính chất bổ sung bôi trơn, làm mát …giúp cải thiện và phù hợp với từng loại xe và điều kiện vận hành.

Dầu động cơ xe tải có tác dụng chính là bôi trơn, làm mát và làm sạch động cơ. Ngoài ra, dầu động cơ còn giữ vai trò chống bị oxy hoá, kiểm soát sự ma sát của động cơ.

Chính vì lý do này, dù cho xe tải không được sử dụng nhiều thì dầu động cơ vẫn bị tiêu hao. Vì vậy, bạn thường phải bảo dưỡng xe tải bằng cách thay dầu thường xuyên kể cả có hoạt động nhiều hay ít.

2. Bao nhiêu lâu thay dầu động cơ xe tải là hợp lý?

Đây là câu hỏi và băn khoăn của rất nhiều tài xế lái xe và chủ xe tải. Hơn nữa trên mạng còn rất nhiều thông tin khiến các bác tài không biết đường nào mà lần. Thông thường, dầu động cơ xe tải được khuyên là nên thay theo số km đã chạy hay nếu thấy dầu nhớt chuyển sang màu đen thì thay thế. Tuy nhiên, dù không hoạt động thường xuyên thì dầu nhớt xe vẫn bị tiêu hao và biến chất. Vì vậy, khi thay dầu nhớt xe tải, bạn nên chú ý các vấn đề sau đây:

- Thay dầu động cơ xe tải theo tiêu chuẩn yêu cầu của nhà sản xuất xe.

- Thay dầu động cơ xe tải theo tình trạng thực tế của động cơ xe: Nếu xe tải hoạt động đã lâu, các chi tiết trong động cơ ma sat nhiều nên giữa các chi tiêt sẽ có khoảng trống lớn hơn, hoạt động rệu rạo thì cần thường xuyên thay dầu động cơ hơn so với quy định của nhà sản xuất.

- Thay dầu động cơ xe tải theo điều kiện vận hành: Xe tải nếu thường xuyên đi qua quãng đường ngập, thường xuyên tắc đường thì phải thường xuyên thay dầu hơn so với các loại xe tải hoạt động ở điều kiện bình thường.

- Thay dầu động cơ theo loại dầu: với những loại 5W và 10W nên thay thế sau 3 tháng sử dụng và loại này thường sử dụng cho điều kiện hoạt động nơi có nhiệt độ lạnh.

- Thay thế lọc dầu sau hai lần thay dầu động cơ.

3. Xe tải cần thay bao nhiêu lít dầu động cơ?

Định mức thay dầu động cơ cho xe tải sẽ tùy thuộc vào loại xe, loại động cơ và được nhà sản xuất quy định dựa trên thiết kế riêng biệt của động cơ đó. Xe có số lượng xilanh và thể tích xilanh nhiều sẽ dùng nhiều nhớt.

Thông thường, loại xe 4 xilanh sẽ cần dùng 4 – 5 lít nhớt, xe 6 xilanh cần dùng 5-7 lít nhớt. Ngoài ra, với một số dòng xe, lượng nhớt còn phụ thuộc vào máy là máy xăng hay máy dầu, công suất máy như thế nào,… Xem thêm: Bảng dung tích dầu nhớt xe tải Hyundai

4. Dầu động cơ cho xe tải loại nào tốt?

Hiện nay, có ba loại dầu động cơ thường xuyên được sử dụng là dầu động cơ gốc khoáng, dầu động cơ tổng hợp và dầu động cơ bán tổng hợp. Vậy thay loại dầu động cơ nào thì tốt cho xe tải?

- Dầu động cơ gốc khoáng (mineral): Ưu điểm của loại dầu này là giá thành rẻ vì công nghệ sản xuất khá đơn giản, sau khi tách các thành phần không mong muốn từ dầu thô, rồi trộn với các chất phụ gia sẽ tạo thành dầu nhớt gốc khoáng.

- Dầu động cơ tổng hợp (fully synthetic):

+ Dầu động cơ gốc tổng hợp là loại dầu tổng hợp tinh khiết, có nhiều phân tử nhớt nhỏ và đồng điều, do đó có giá thành cao hơn dầu nhớt gốc khoáng, nhưng ngược lại loại dầu này có nhiều ưu điểm như:

+ Độ bền nhiệt cao, khoảng nhiệt độ hoạt động từ 55 độ C đến 320 độ C.

+ Đảm bảo quá trình bôi trơn tốt do độ nhớt ít bị biến đổi dù nhiệt độ làm việc thay đổi.

+ Ít tiêu hao do có độ bay hơi thấp.

+ Giúp động cơ hoạt động tốt hơn vì dầu tổng hợp với các phân tử nhỏ có thể bôi trơn những chi tiết máy có khoảng hở dù là nhỏ nhất.

- Dầu động cơ bán tổng hợp (semi-synthetic): Dầu bán tổng hợp là loại dầu được pha trộn từ dầu gốc khoáng và dầu tổng hợp với tỉ lệ dầu tổng hợp thấp hơn dầu gốc khoáng. Ưu điểm của loại dầu động cơ này là kế thừa những ưu điểm của dầu tổng hợp và có giá thành phù hợp cảu dầu gốc khoáng. Đó là lý do dầu nhớt bán tổng hợp được người tiêu dùng ưa chuộng.

5. Mua dầu động cơ cho xe tải ở đâu tại tp.HCM?

Hiện nay trên thị trường xuất hiện các loại dầu động cơ xe tải giả mạo, hàng nhái tràn lan. Khiến nhiều người lo lắng không biết nên mua hoặc lựa chọn nơi nào để mua dầu chính hãng.

Dầu Nhớt Hồng Thái chuyên cung cấp dầu động cơ xe tải chính hãng và nhiều loại dầu khác. Các loại dầu nhớt tại Dầu Nhớt Hồng Thái đều được nhập khẩu chính hãng và từ các nhà máy đạt tiêu chuẩn nhằm đáp ứng tối đa nhu cầu công việc của khách hàng. Khi thay thế dầu động cơ chính hãng, chất lượng sẽ đảm bảo về chất lượng cho quá trình sử dụng.

Khách hàng nên chọn Dầu Nhớt Hồng Thái làm nơi để mua dầu động cơ xe tải bởi vì:

- Các loại dầu nhớt điều nhập khẩu chính hãng, có nguồn gốc và xuất xứ rõ ràng.

- Chế độ đổi trả và bảo hành dài hạn khi gặp sự cố.

- Giá cả hợp lý, phù hợp với mọi nhu cầu của khách hàng.

Liên hệ với chúng tôi ngay để được tư vấn về sản phẩm dầu động cơ xe tải qua hotline: 0963.746.743


Video: Youtube


 

Nguồn: Tổng Hợp

[/tintuc]

Quy trình sản xuất dầu nhớt thương hiệu Repsol
Quy trình sản xuất dầu nhớt thương hiệu Repsol

[tintuc]

Quy trình sản xuất dầu nhớt thương hiệu Repsol tại nhà máy Repsol ở thành phố Puertollano, Tây Ban Nha. Từ công thức sản phẩm, quá trình đóng gói đến dán nhãn trong video. Repsol thương hiệu dầu nhớt nôi tiếng trên toàn thế giới có nguồn gốc từ Tây Ban Nha đất nước của các chú bò tót.



[/tintuc]

[tintuc]

Dầu nhớt (dầu nhờn) chứa trong các te được bơm dầu hút qua phao lọc từ đáy máy đưa tới bầu lọc lọc sạch, sau đó vào đường dầu chính ở thân máy đến bôi trơn ổ trục chính của trục khuỷu.

Một phần dầu từ các ổ đỡ chính, chảy qua các lỗ dầu được khoan bên trong trục khuỷu, đến các ổ đỡ thanh truyền. Phần dầu này tiếp tục chảy qua khe dầu của ổ trục phun vào các bộ phận truyền động, bôi trơn piston, xi lanh, chốt piston và bạc đầu nhỏ thanh truyền…(nếu trong thân thanh truyền có đường dầu thì dầu theo đường dẫn này tới bôi trơn cho chốt piston và bạc đầu nhỏ thanh truyền sau đó phun ra lỗ phía trên đầu nhỏ để làm mát đỉnh piston).

Đồng thời dầu theo rãnh dầu đến bôi trơn các ổ đỡ trục cam và theo rãnh dầu lên nắp máy đi bôi trơn các chi tiết truyền động xupáp. Sau khi tuần hoàn qua tất cả các bộ phận cần bôi trơn, dầu rơi trở về các te.

Trong bầu lọc dầu có bố trí van an toàn, khi bầu lọc bị tắc do bẩn, áp suất dầu tăng sẽ mở van này cho dầu đi tắt lên đường dầu chính không qua bầu lọc.

Áp suất và nhiệt độ dầu được đồng hồ áp suất và nhiệt độ dầu chỉ báo. Khi nhiệt độ dầu quá 80 C làm độ nhớt giảm, khi đó van điều khiển mở để dầu nhờn qua két làm mát.

Van điều chỉnh áp suất đảm bảo áp suất dầu trong hệ thống ổn định không phụ thuộc tốc độ động cơ.

Nguồn: Đạt Kỹ Sư Việt

[/tintuc]

Hệ thống bôi trơn của ô tô
Hệ thống bôi trơn của ô tô


[tintuc]

Bạn có bao giờ thắc mắc tại sao lại tồn tại 2 loại động cơ khác nhau là Diesel và Xăng ? Video này nhằm đưa ra một minh họa hợp lý về sự khác biệt và lợi thế của động cơ diesel và động cơ xăng. Nó cũng trả lời những câu hỏi như, điều gì sẽ xảy ra nếu tôi đổ xăng vào động cơ diesel hoặc ngược lại.

Xem ngay:

Video: youtube

[/tintuc]

Động cơ xăng với động cơ diesel khác nhau như thế nào?
Động cơ xăng với động cơ diesel khác nhau như thế nào?


[tintuc]

Video: Youtube

Video này giải thích cách thức hoạt động của bộ ly hợp xe máy số với các hình ảnh có liên quan. Ly hợp xe máy là một hệ thống cho phép công suất động cơ tham gia hoặc ngắt kết nối với hộp số một cách từ từ và an toàn.

Xem ngay:

Các tiêu chí để chọn đúng dầu nhớt cho xe côn tay
Những điều bạn cần biết để chọn loại dầu nhớt phù hợp nhất cho xe máy

[/tintuc]

Tìm hiểu về bộ ly hợp xe máy
Tìm hiểu về bộ ly hợp xe máy


Cách kiểm tra dầu nhớt động cơ có đạt tiêu chuẩn API
Cách kiểm tra dầu nhớt động cơ có đạt tiêu chuẩn API
[tintuc]

Như chúng ta đã biết Tiêu chuẩn (API) là một trong các tiêu chuẩn quan trọng của dầu động cơ được “Viện Dầu Khí Hoa Kỳ ” cấp chứng nhận. Hiện tại Việt Nam có cả trăm nhãn hiệu dầu nhớt nói mình đạt tiêu chuẩn (API) Hoa Kỳ, sự thật có phải vậy không thì không ai biết. Vậy làm cách nào để biết dầu nhớt động cơ đó có đạt tiêu chuẩn (API) không? thì xìn mời các bạn xem qua bài viết về hướng dẫn cách kiểm tra sau đây.

{tocify} $title = {Mục lục}

Tổ chức tiêu chuẩn dầu nhớt API là gì?


Tổ chức tiêu chuẩn dầu nhớt API - Hoa Kỳ
Tổ chức tiêu chuẩn dầu nhớt API - Hoa Kỳ

Tổ chức tiêu chuẩn dầu nhớt (API) là tên viết tắt của từ "American Petroleum Institute"  Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ hiệp hội thương mại lớn nhất của Mỹ trong nghành dầu khí. Viện Dầu mỏ Hoa Kỳ tuyên bố nó đại diện cho khoảng 650 tập đoàn thuộc các lĩnh vực: sản xuất, sàng lọc, tinh chế và phân phối các lĩnh vực liên quan nghành dầu nhớt.

Tổ chức (API) được thành lập vào năm 1919 có các chức năng chính:

- Thiết lập và công nhận các tiêu chuẩn dầu nhớt

- Nghiên cứu các vấn đề liên quan đến nhiều khía cạnh của nghành công nghiệp dầu khí

- Hỗ trợ nghành công nghiệp dầu khí và khí đốt tự nhiên của Hoa Kỳ càng thêm vững mạnh

- Hỗ trợ nghiên cứu các tác động  về kinh tế, độc tính môi trường.

Đọc và hiểu ký hiệu (API)


Phẩm cấp dầu nhớt (API) " hay còn gọi là cấp chất lượng dầu nhớt" nó dùng để phân loại dầu động cơ xăng và dầu động cơ diesel. Thông thường một phẩm cấp (API) mới ra đời trung bình từ 4-5 năm, theo sự phát triển của thiết kế động cơ mới yêu cầu bôi trơn tương ứng.

Danh mục mô tả ký hiệu (API) hiện tại và trước đây được tóm tắt trong các bảng sau đây. Bạn nên tham khảo chúng để hiểu được các ký hiệu của Tiêu chuẩn (API).

Ký hiệu (API) dầu nhớt động cơ xăng

Ký hiệu (API) động cơ xăng
Ký hiệu (API) động cơ xăng

Ký hiệu (API) đối với động cơ xăng được sử dụng bằng 2 chữ cái ví dụ “ SG, SL, SM…” chữ S đứng đầu là cố định đối với động cơ xăng, phía sau là nói về phẩm cấp của dầu chữ cái càng về sau thì phẩm cấp càng cao.


Ký Hiệu (API) Động Cơ Xăng
Thể Loại Trạng Thái Mô Tả
SP Hiện Hành Được giới thiệu vào tháng 5 năm   2020, được thiết kế để cung cấp khả năng bảo vệ chống đánh lửa trước ở tốc độ   thấp (LSPI), chống mài mòn, cải thiện khả năng chống bám cặn ở nhiệt độ cao   cho các piston và bộ tăng áp, cũng như kiểm soát cặn bẩn và dầu bóng nghiêm   ngặt hơn. (API) SP phù hợp với ILSAC GF-6A bằng cách kết hợp hiệu suất   API SP với khả năng tiết kiệm nhiên liệu được cải thiện, bảo vệ hệ thống kiểm   soát khí thải và bảo vệ động cơ hoạt động trên nhiên liệu chứa etanol lên đến   E85.
SN Hiện Hành Dùng cho động cơ ô tô năm 2020   trở lên
SM Hiện Hành Dùng cho động cơ ô tô đời 2010   trở lên.
SL Hiện Hành Dùng cho động cơ ô tô đời 2004   trở lên.
SJ Hiện Hành Dùng cho động cơ ô tô đời 2001   trở lên.
SH Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng xăng được sản   xuất sau năm 1996. Có thể không cung cấp khả năng bảo vệ đầy đủ chống lại sự   tích tụ cặn, ôxy hóa hoặc mài mòn của động cơ.
SG Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng xăng được chế tạo   sau năm 1993. Có thể không cung cấp sự bảo vệ đầy đủ chống lại sự tích tụ   cặn, ôxy hóa hoặc mài mòn của động cơ.
SF Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng xăng được chế tạo   sau năm 1988. Có thể không cung cấp khả năng bảo vệ đầy đủ chống lại sự tích   tụ của bùn động cơ.
SE Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng xăng được sản   xuất sau năm 1979.
SD Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy   bằng xăng được chế tạo sau năm 1971. Sử dụng cho các động cơ hiện đại hơn có   thể gây ra hiệu suất không đạt yêu cầu hoặc gây hại cho thiết bị.
SC Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng xăng được chế tạo   sau năm 1967. Sử dụng cho các động cơ hiện đại hơn có thể gây ra hiệu suất   không đạt yêu cầu hoặc gây hại cho thiết bị.
SB Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng xăng được chế tạo   sau năm 1951. Sử dụng cho các động cơ hiện đại hơn có thể gây ra hiệu suất   không đạt yêu cầu hoặc gây hại cho thiết bị.
SA Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy   bằng xăng được chế tạo sau năm 1951. Sử dụng cho các động cơ hiện đại hơn có   thể gây ra hiệu suất không đạt yêu cầu hoặc gây hại cho thiết bị.

Lưu ý: Các chữ cái “SI”, “SK” và “SO” đã bị bỏ qua khỏi chuỗi ký hiệu chữ cái cho các Danh mục dịch vụ API vì sự liên kết chung của chúng với các tổ chức hoặc hệ thống khác.

Ký hiệu (API) dầu nhớt động cơ Diesel


Ký hiệu (API) động cơ Diesel
Ký hiệu (API) động cơ Diesel.

Đối với động cơ diesel (xe chạy bằng dầu DO) được ký hiệu bằng hai chữ cái hoặc có thêm số 4 phía sau dành chi động cơ 4 kỳ ví dụ “ CD, CF, CF4,…” nó tương tự như ký hiệu đối với động cơ xăng.

Ký Hiệu (API) Động Cơ Diesel
Thể Loại Trạng Thái Mô Tả
CK-4 Hiện hành Danh mục API CK-4 mô tả các loại   dầu để sử dụng cho động cơ diesel bốn kỳ tốc độ cao được thiết kế để đáp ứng   các tiêu chuẩn khí thải trên đường cao tốc và cấp 4 kiểu mẫu 2017 cũng như   cho các động cơ diesel của mẫu năm trước. Các loại dầu động cơ này được pha   chế để sử dụng trong tất cả các ứng dụng với nhiên liệu diesel có hàm lượng   lưu huỳnh lên đến 500 ppm (0,05% trọng lượng). Tuy nhiên, việc sử dụng loại   dầu động cơ này với nhiên liệu lưu huỳnh lớn hơn 15 ppm (0,0015% trọng lượng)   có thể ảnh hưởng đến độ bền của hệ thống xử lý khí thải hoặc khoảng thời gian   xả dầu. Các loại dầu nhớt này đặc biệt hiệu quả trong việc duy trì độ bền của   hệ thống kiểm soát khí thải khi có sử dụng bộ lọc hạt và các hệ thống xử lý   tiên tiến khác. Dầu động cơ (API) CK-4 được thiết kế để cung cấp khả năng bảo   vệ nâng cao chống lại quá trình oxy hóa dầu, mất độ nhớt do cắt và sục khí   dầu cũng như bảo vệ chống nhiễm độc chất xúc tác, chặn bộ lọc hạt, mài mòn   động cơ, cặn pít-tông, suy giảm các đặc tính nhiệt độ thấp và nhiệt độ cao,   và tăng độ nhớt liên quan đến muội than. Dầu API CK-4 vượt qua các tiêu chí   hiệu suất của API CJ-4, CI-4 với CI-4 PLUS, CI-4 và CH-4 và có thể bôi trơn   hiệu quả các động cơ yêu cầu các cấp API đó. Khi sử dụng dầu động cơ CK-4 với   nhiên liệu lưu huỳnh cao hơn 15 ppm, hãy tham khảo ý kiến của nhà sản xuất   động cơ để biết các khuyến nghị về khoảng thời gian bảo dưỡng.
CJ-4 Hiện hành (API) CJ-4 được sử với động cơ   diesel bốn kỳ có tốc độ cao được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn khí thải   trên đường cao tốc và phi tiêu chuẩn cấp 4 của model 2010 cũng như đối với   động cơ diesel của model trước đó. Loại dầu này được pha chế để sử dụng trong   tất cả các ứng dụng với nhiên liệu diesel có hàm lượng lưu huỳnh lên đến 500   ppm (0,05% trọng lượng). Tuy nhiên, việc sử dụng các loại dầu động cơ này với   nhiên liệu lưu huỳnh lớn hơn 15 ppm (0,0015% trọng lượng) có thể ảnh hưởng   đến độ bền của hệ thống xử lý khí thải hoặc khoảng thời gian xả. Dầu API CJ-4   vượt quá các tiêu chí hiệu suất của (API) CI-4 với CI-4 PLUS, CI-4, CH-4,   CG-4 và CF-4 và có thể bôi trơn hiệu quả các động cơ yêu cầu các phẩm cấp (   API) đó. Khi sử dụng dầu CJ-4 với nhiên liệu lưu huỳnh cao hơn 15 ppm, hãy   tham khảo ý kiến của nhà sản xuất động cơ để biết khoảng thời gian bảo dưỡng.
CI-4 Hiện hành Được giới thiệu vào năm 2002.   Dành cho động cơ 4 thì tốc độ cao được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn khí   thải năm 2004 được thực hiện vào năm 2002. Dầu CI-4 được pha chế để duy trì   độ bền của động cơ khi sử dụng tuần hoàn khí thải (EGR) và được sử dụng với   động cơ diesel nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh đến 0,5% trọng lượng. Có thể   được sử dụng thay cho dầu CD, CE, CF-4, CG-4 và CH-4. Một số loại dầu CI-4   cũng có thể đủ điều kiện cho chỉ định CI-4 PLUS.
CH-4 Hiện hành Được giới thiệu vào năm 1998.   Đối với động cơ 4 kỳ, tốc độ cao được thiết kế để đáp ứng các tiêu chuẩn khí   thải năm 1998. Dầu CH-4 được kết hợp đặc biệt để sử dụng với nhiên liệu   diesel có hàm lượng lưu huỳnh lên đến 0,5% trọng lượng. Có thể được sử dụng   thay cho dầu CD, CE, CF-4 và CG-4.
CG-4 Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy   bằng dầu diesel được sản xuất sau năm 2009.
CF-4 Lỗi thời (Việt Nam vẫn sử dụng) THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng dầu diesel được   sản xuất sau năm 2009.
CF-2 Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng diesel được chế   tạo sau năm 2009. Động cơ chu kỳ hai kỳ có thể có các yêu cầu bôi trơn khác   với động cơ bốn kỳ, vì vậy cần liên hệ với nhà sản xuất để biết các khuyến   nghị bôi trơn hiện tại
CF Lỗi thời (Việt Nam vẫn sử dụng) THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng động cơ diesel   được chế tạo sau năm 2009. Dầu loại “C” sau này thường thích hợp hoặc được ưu   tiên hơn cho động cơ ô tô diesel mà dầu “CF” được chỉ định. Tuy nhiên, thiết   bị cũ hơn hoặc động cơ diesel hai kỳ, đặc biệt là những thiết bị gọi là sản   phẩm đơn cấp, có thể yêu cầu dầu loại “CF”.
CE Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng dầu diesel được   sản xuất sau năm 1994.
CD-II Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng dầu diesel được   sản xuất sau năm 1994.
CD Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ ô tô chạy bằng dầu diesel được   sản xuất sau năm 1994.
CC Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ chạy bằng diesel được sản xuất   sau năm 1990.
CB Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không   thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ chạy bằng diesel được chế tạo   sau năm 1961.
CA Lỗi thời THẬN TRỌNG : Không thích hợp để sử dụng cho hầu hết các động cơ chạy   bằng diesel được chế tạo sau năm 1959.
(Thực hiện theo khuyến nghị của nhà sản xuất xe về mức hiệu suất của dầu)

Link Website: https://engineoil.api.org/Directory/EolcsSearch

Các ký hiệu (API).
Các ký hiệu (API).

Các bước để kiểm tra dầu nhớt động cơ có đạt tiêu chuẩn API


Chúng ta nhấp vào link: https://engineoil.api.org/Directory/EolcsSearch

Giao diện chính sẽ xuất hiện

Giao diện Website trang kiểm tra tiêu chuẩn (API) dầu động cơ
Giao diện Website trang kiểm tra tiêu chuẩn (API) dầu động cơ

Nhập liệu vào các ô:

Nhập thương hiệu cần kiểm tra (API).
Nhập thương hiệu cần kiểm tra (API).

1. Trước tiên chúng ta chọn (Product: Sản phẩm) hoặc (Company: Tên Công ty) hướng dẫn sau đây tôi chọn (Product: Sản phẩm).

2. Brand Name (Thương hiệu): Tôi nhập thương hiệu Repsol

3. SAE Viscosity Grade (Cấp độ nhớt SAE): Muốn tìm nhanh cấp độ nhớt thì chúng ta nhấp vào và chọn. Không cũng được.

4. API Service Category (Danh mục API): Như mục số 3

5. Classifications (Phân loại): Như mục số 3

6. ILSAC Specification (Đặc điểm kỹ thuật ILSAC): Như mục 3 “ Tôi sẽ viết bài viết về tiêu chuẩn kỹ thuật ILSAC sau”.

7. Nhấn chuột vào nút (Search) kết quả sẽ hiện ra như bảng dưới

Bảng kết quả tiêu chuẩn API khi kiểm tra
Bảng kết quả tiêu chuẩn API khi kiểm tra

- Company Name (Tên Công Ty)
- Product Name (Tên sản phẩm)
- SAE Viscosity Grade (Cấp độ nhớt SAE)
- API Service Category (Tiêu chuẩn API)
- Classification (Chủng loại) nếu có nó sẽ hiện
- ILSAC Specification (Tiêu chuẩn kỹ thuật ILSAC) nếu có nó sẽ hiện.

Video: Youtube

Chúc các bạn thành công.

[/tintuc]

[tintuc]

Dầu nhớt có một số tiêu chuẩn để dễ dàng so sánh giữa các loại dầu động cơ có sẵn trên thị trường, và cũng giúp đảm bảo rằng loại dầu mà bạn mua là an toàn và đáng tin cậy.

Các tiêu chuẩn có từ viết tắt riêng: API, ILSAC, ACEA, JASO, OEM. Video này sẽ hướng dẫn bạn nhận biết các mẫu chất bôi trơn khác nhau và bạn sẽ có thể biết mọi thứ bạn cần biết khi nói đến tiêu chuẩn của chất bôi trơn!

Các bạn cũng có thể đọc các bài viết bằng chữ để hiểu hơn về: Tiêu chuẩn phẩm cấp nhớt API, Tiêu chuẩn dầu nhớt JASO, tiêu chuẩn dầu nhớt động cơ ILSAC, giải thích các ký hiệu ACEA.



Video: Youtube

[/tintuc]
Ký hiệu dầu nhớt API, ACEA, ILSAC, JASO






Dầu Nhớt Hồng Thái
0963 746 743
Hỗ trợ mua hàng